Nhạc ngũ âm biểu diện trong lễ hội
Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm, tất cả đều gắn với lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng như Ook – Om – Bok, ChôiChnăm Thmây, Lễ Dâng Y…
ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có một lễ rất giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn lượt người tham dự đó là lễ hội Chroirumchec - dân gian gọi là lễ cúng phước biển - được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm tại ấp Cà Lăng A Biển, xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.Ý nghĩa của lễ là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua việc cúng lễ bà con khmer bày tỏ tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần đã cho họ có được cuộc sống ấm no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng xanh, hạt vàng nặng trĩu.
Ban đầu lễ này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ, của một nhà sư Khmer tên là Tà Hu và Cụ Luốt – Pol. Lúc đầu, ông dựng một ngôi tháp trên giồng cát, gần chùa Cà Săng, thuộc địa điểm tổ chức lễ hội hiện hành.
Ngày hôm nay để đồng bào phật tử đến thắp hương, thành tâm chiêm bái. Ông chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước trong thời gian cuối thế kỷ XVII, vì đây là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp cá tôm.
Dần dần buổi làm phước này được nhiều người quan tâm, trở thành lễ hội truyền thống cộng đồng mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Việt và người Hoa nữa.
Mở đầu hành lễ rước phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, với cái rạp hình chữ nhật được dựng lên. Khi tượng phật đến trước rạp, mọi người điều tiến hành làm lễ Đạo kỳ, sau đó làm lễ tam bảo Tụng kinh, cầu quốc thái dân an nghi thức cầu nguyện và lễ thuyết pháp do nhà sư phụ trách với sự tham dự của đồng bào bà con phật tử. Kế tiếp tiến hành lễ cầu siêu được tổ chức trên những núi cát nghi ngút khói khang thể hiện tượng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả. Sau các nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là phần hội, Đây cũng là phần được mọi người quan tâm và chờ đợi nhất trong suốt những ngày lễ diễn ra. Trong phần hội này, có nhiều trò chơi dân gian, văn hoá văn nghệ giàu tính truyền thống của dân tộc. Hoạt cảnh tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân ở đây dùng để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Dần dần buổi làm phước này được nhiều người quan tâm, trở thành lễ hội truyền thống cộng đồng mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Việt và người Hoa nữa.
Mở đầu hành lễ rước phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, với cái rạp hình chữ nhật được dựng lên. Khi tượng phật đến trước rạp, mọi người điều tiến hành làm lễ Đạo kỳ, sau đó làm lễ tam bảo Tụng kinh, cầu quốc thái dân an nghi thức cầu nguyện và lễ thuyết pháp do nhà sư phụ trách với sự tham dự của đồng bào bà con phật tử. Kế tiếp tiến hành lễ cầu siêu được tổ chức trên những núi cát nghi ngút khói khang thể hiện tượng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả. Sau các nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là phần hội, Đây cũng là phần được mọi người quan tâm và chờ đợi nhất trong suốt những ngày lễ diễn ra. Trong phần hội này, có nhiều trò chơi dân gian, văn hoá văn nghệ giàu tính truyền thống của dân tộc. Hoạt cảnh tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân ở đây dùng để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Phần biểu diễn văn nghệ trong lễ hội cũng thu hút được đông đảo bà con tham dự. Lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu là một sân chơi giải trí lành mạnh cho dân làng địa phương, đồng thời là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer cộng cư trên một vùng đất Vĩnh Châu.
Đó là nguồn góc xuất phát lễ hội.
Thay mặt BQT và đồng bào Phật tử chùa Cà Săng xin chúc đến quí Hoà Thượng, Đại đức, các vĩ sư sãi, chúc quí đại biểu và bà con Phật tử gần xa được dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp nhất. Trân trọng kính chào !
Nuôi cát đấp trong lễ hội Phước Biển
Điệu múa truyền thống của người khmer ĐBSCL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét