Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Tóm Lược Tiểu Sử Hòa Thượng ChôTêPanhNhaMaHa Lý Thi

TÓM LƯỢC TIỂU SỬ
CỐ HOÀ THƯỢNG CHÔTÊ PANHA MAHA “LÝ THI”
Nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước Nam Bộ; Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng; Cố vấn Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Sóc Trăng; Cố vấn Ban Đại diện Phật giáo thị xã Vĩnh Châu; Thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Vĩnh Châu; Trụ trì Chùa Sêrây Crosăng, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Trong quá trình tinh tấn tu học và tham gia sinh hoạt các đoàn thể, hoà thượng Chôtê Panha Maha Lý Thi được Đảng và Nhà nước phong tặng: 1 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, 1 Huy chương Vì sự Phát triển Dân tộc và Miền núi và nhiều bằng khen các cấp.

Hòa Thượng Lý Thi, sinh năm 1925 tại thôn Onđôn Chếk, ấp Cà Lăng A, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ngài sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Thân phụ ông tên Lý Nhung và thân mẫu là bà Sơn Thị Khách. Ngài có tất cả 8 anh em, các anh gồm Lý Pang, Lý Chhươl, Lý Chhum và các em gái là Lý Thị Dẹn, Lý Thị Dune, Lý Thị Sune, Lý Thị Sinh.
Lúc còn nhỏ ngài sống với cha mẹ, đến năm 1945 – Phật lịch 2489 khi tròn 20 tuổi, ngài được cha mẹ đưa vào chùa Sêrây Crosăng thọ giới sa di. Đến 21 tuổi, thọ giới tỳ kheo do hoà thượng Sêrây Pannha Maha Sơn Âm là hoà thượng với Pháp danh “Chôtê Panha Maha Lý Thi”. Năm 1949 – Phật lịch 2493, ngài sang chùa Prêy Chóp, xã Lai Hoà (thị xã Vĩnh Châu), học Giáo lý. Năm 1950 – Phật lịch 2494, ngài sang Campuchia tiếp tục học Pali – Giáo lý, tạm trú tại chùa Pô Vel, tỉnh Bat Tam Bang và tham gia phong trào Khmer Isarắs, chống thực dân Pháp xâm lược Đông Dương. Năm 1953 – Phật lịch 2497, Ngài trở về quê hương làm công tác giảng dạy sư sãi, con em đồng bào Khmer tại các chùa trong thị xã Vĩnh Châu như: Chùa Soài Côn, chùa Trà Sết... Đến năm 1956 – Phật lịch 2500, ngài được đồng bào Phật tử suy tôn làm trụ trì chùa Sêrây Crosăng cho đến nay.

VỀ THÀNH TÍCH THAM GIA CÁCH MẠNG
Năm 1945, ngài kêu gọi đồng bào Phật tử tham gia cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1953, tham gia hoạt động bí mật cách mạng tại thành phố Sóc Trăng, cùng với hoà thượng Thạch Pích, Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng và các nhà hoạt động cách mạng lúc bấy giờ như ông: Trịnh Thới Cang, Trần Văn Nguyên, Lý Phi Phách; đồng thời, dự hội nghị về Tuyên bố mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngài được cấp trên phân công đến gặp ông Thạch Kinh – người có uy tín trong đồng bào Khmer, để tổ chức mở trường lớp giảng dạy tiếng Khmer, tiếng Việt trong đồng bào Khmer và ông Thạch Kinh giác ngộ tham gia cách mạng. Sau đó, sang tỉnh Cà Mau gặp Àcha Sóc tại chùa Bắc, trao đổi về mục tiêu đấu tranh cách mạng.
Năm 1956, ngài bắt liên lạc với sư sãi và đồng bào Khmer tại các chùa Trà Sết, xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) và chùa Com Pong, tỉnh Trà Vinh để tuyên truyền chủ trương cách mạng. Năm 1959, ngài sang chùa Chếk Chrum, trao đổi với hoà thượng Sơn Wong, Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh theo chủ trương của cấp trên, phân công làm Trưởng Ban Vận động Thanh niên; đồng thời, suy cử hoà thượng làm Hội trưởng Hội Sư sãi Yêu nước Đặc trách Công tác Nam Bộ.
Năm 1963, tham dự Hội nghị tại chùa Trà Teo, xã Hoà Đông (thị xã Vĩnh Châu) dưới sự chủ trì của ông Huỳnh Cương và nhiều cán bộ cốt cán người Khmer. Cuối cùng, hội nghị nhất trí cử ngài tham dự Hội nghị Đông Dương, tổ chức tại tỉnh Trà Vinh do ông Maha Sơn Thông chủ trì. Hội nghị đã nhất trí cử ngài làm Công tác Vận động Thanh niên, thay thế hoà thượng Sơn Wong. Năm 1965, ngài sang Campuchia in bằng cấp Pali – Giáo lý với số lượng 4.000 bản. Năm 1966, ngài bắt liên lạc với tỉnh Kiên Giang, trực tiếp trao đổi với hoà thượng Danh Bao, vận động tham gia cách mạng. Lần lượt sau đó, vận động Àcha Nhượng, chùa Trà Đớt, xã Lạc Hoà (thị xã Vĩnh Châu) tham gia phong trào cách mạng và cử Àcha Sơn Thal làm Trưởng Đoàn Biểu tình, đấu tranh chống áp bức tại tỉnh Bạc Liêu với quy mô lớn.
Năm 1970 – 1974, tổ chức quy y hàng trăm thanh niên Kinh – Khmer – Hoa, chống bắt quân dịch của bọn nguỵ quân, ngụy quyền; đồng thời, đấu tranh trực diện, buộc địch phải thả vô điều kiện một số cán bộ cách mạng, gồm các ông Sơn Khuôn, Sơn Pim, Thạch Srưng, Thạch Ương... Những cán bộ này, được quy y tại chùa sau khi thả về, để tiếp tục hoạt động cách mạng, chống xâm lược. Năm 1970, vận động 300 dân quân tự vệ mang vũ khí giao nộp cho lực lượng cách mạng; đồng thời, che giấu họ trong nhà chùa và động viên họ tham gia cách mạng. Đến ngày 30/4/1975, lúc 11giờ trưa, ngài đã cùng với ông Lâm Văn Kỷ (Hai Sang) và hai tài xế chở bằng xe Honda, đó là ông Lý Chhươl (anh ruột của ngài) và ông Sơn Dết, chạy thẳng vào Trụ sở Quận Trưởng Của (tại chợ Vĩnh Châu), buộc Quận Trưởng Của lệnh cho binh lính hạ vũ khí, đầu hàng với Quân giải phóng.
Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, ngài tham gia các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” và tham gia công tác chính quyền. Ngài thường xuyên đi họp Ban Chấp hành Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước và Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, để mang chủ trương của Đảng về triển khai cho sư sãi và đồng bào Phật tử. Cùng với tập thể Ban Chấp hành Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước và ông Huỳnh Cương, kiến nghị với Chính phủ, mở Trường Bổ túc Văn hoá Pali Trung cấp Nam Bộ, nhằm đào tạo nhân tài trong đồng bào Khmer.
Đặc biệt năm 2004, ngài được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đoàn công tác đến thăm. Đây là niềm vinh dự và là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với sư sãi và đồng bào Phật tử chùa Sêrây Crosăng, khẳng định vị thế của nhà chùa không ngừng được nâng cao trong việc đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương, đất nước. Qua đó, vận động đồng bào Phật tử tăng gia phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và xoá đói, giảm nghèo; thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
          

Hình Ảnh Chánh Điện Chùa Cà Săng





              
                     Chánh điện vừa được kiết giới Sây Ma xong vào ngày 22, 23, 24 tháng 4 năm 2011

Vài Cảnh Khu Du Lịch Hồ Bể ở Vĩnh Hải

                                                   


Khu du lịch Hồ Bể 

Vài Cảnh Thị Xã Vĩnh Châu

                                                  
Đường nam sông hậu chợ Vĩnh Châu



                                           
                                                  

Cáo phó Hòa thượng Lý Thi viên tịch

                                                         CÁO PHÓ



- Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN
-  Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng
-  Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Sóc Trăng
-  Môn Đồ Pháp Quyến vô cùng kính tiếc báo tin:
HÒA THƯỢNG LÝ THI, Pháp danh CHÔ TÊ PANH NHA MA HA 
- Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Nguyên Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Tây Nam bộ.
- Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng.
- Cố vấn Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.
- Cố vấn Ban Đại diện Phật giáo thị xã Vĩnh Châu.
- Nguyên thành viên Ủy ban Mặt trận TQVN thị xã Vĩnh Châu.
- Trụ trì chùa Sê Rây Cro Săng, phường 2, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Vì niên cao lạp trưởng, sau thời gian thân tứ đại theo duyên tăng giảm, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 12 giờ 55, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 06 tháng 11 năm Tân Mão) tại chùa Sê Rây Cro Săng, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 
* Trụ thế    :  86 năm
* Hạ lạp     :  66 năm
- Lễ nhập quan chính thức cử hành vào lúc 22giờ00, ngày 30/11/2011 (06/11/Tân Mão).
- Kim quan Hòa thượng được tôn trí tại chùa Sê Rây Cro Săng, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Lễ viếng bắt đầu lúc 09giờ00, ngày 01/12/2011 (07/11/Tân Mão).
- Lễ truy niệm vào lúc 21giờ00, ngày 03/12/2011 (09/01/Tân Mão), sau đó cung thỉnh kim quan Hòa thượng Trà tỳ tại khuôn viên chùa Sê Rây Cro Săng.
Nay Cáo phó.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Ý Nghĩa Hình Thành lễ hội phước biển Chroirumchec


                                                       Nhạc ngũ âm biểu diện trong lễ hội
         
          Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm, tất cả đều gắn với lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng như Ook – Om – Bok, ChôiChnăm Thmây, Lễ Dâng Y…
ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có một lễ rất giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm thu hút hàng vạn lượt người  tham dự đó là lễ hội Chroirumchec - dân gian gọi là lễ cúng phước biển - được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm tại ấp Cà Lăng A Bin, xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Ý nghĩa của lễ là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua việc cúng l
bà con khmer bày tỏ tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần đã cho họ có được cuộc sống ấm  no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng xanh, hạt vàng nặng trĩu.
           Ban đầu lễ này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ,
 của một nhà sư Khmer tên là Tà Hu và Cụ Luốt – Pol. Lúc đầu, ông dựng một ngôi tháp trên giồng cát, gần chùa Cà Săng, thuộc địa điểm tổ chức lễ hội hiện hành.

        Ngày hôm nay để đồng bào phật tử đến thắp hương, thành tâm chiêm bái. Ông chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước trong thời gian cuối thế kỷ XVII, vì đây là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp cá tôm.
      Dần dần buổi làm phước này được nhiều người quan tâm, trở thành lễ hội truyền thống cộng đồng mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Việt và người Hoa nữa.
      Mở đầu hành lễ rước phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, với cái rạp hình chữ nhật được dựng lên. Khi tượng phật đến trước rạp, mọi người điều tiến hành làm lễ Đạo kỳ, sau đó làm lễ tam bảo Tụng kinh, cầu quốc thái dân an nghi thức cầu nguyện và lễ thuyết pháp do nhà sư phụ trách với sự tham dự của đồng bào bà con phật tử. Kế tiếp tiến hành lễ cầu siêu được tổ chức trên những núi cát nghi ngút khói khang thể hiện tượng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả. Sau các nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là phần hội, Đây cũng là phần được mọi người quan tâm và chờ đợi nhất trong suốt những ngày lễ diễn ra.          Trong phần hội này, có nhiều trò chơi dân gian, văn hoá văn nghệ giàu tính truyền thống của dân tộc. Hoạt cảnh tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân ở đây dùng để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của mình.

      Phần biểu diễn văn nghệ trong lễ hội cũng thu hút được đông đảo bà con tham dự. Lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu là một sân chơi giải trí lành mạnh cho dân làng địa phương, đồng thời là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer cộng cư trên một vùng đất Vĩnh Châu.
       Đó là nguồn góc xuất phát lễ hội.
       Thay mặt BQT và đồng bào Phật tử chùa Cà Săng xin chúc đến quí Hoà Thượng, Đại đức, các vĩ sư sãi, chúc quí đại biểu và bà con Phật tử gần xa được dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp nhất. Trân trọng kính chào !












Nuôi cát đấp trong lễ hội Phước Biển









Điệu múa truyền thống của người khmer ĐBSCL 

Lịch Sử Hình Thành Chùa Sêrêy Cro Săng


 Chùa Cà Săng là một ngôi chùa cổ được hình thành vào năm 1576, lúc đầu chỉ xây cất bằng gỗ, lá, trải qua những biến cố lịch sử, chùa đã có nhiều công lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc như nuôi chứa cán bộ, chiến sĩ cách mạng, đào tạo nhiều nhân tài dân tộc Khmer phục vụ địa phương, đất nước.
      Nhà chùa còn tích cực làm tốt phương châm “tốt đạo đẹp đời”, nhất là trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Những năm qua, đời sống của bà con nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, hộ nghèo giảm dần, hộ giàu càng tăng, thành tâm đóng góp nhiều vật lực nâng cấp chánh điện khang trang để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng vốn là bản sắc văn hóa của dân tộc.